225. Mafia xứ người ta

Có quá nhiều chuyện xảy ra, nhiều đến độ tưởng như bao nhiêu thể loại kinh nghiệm mai mốt dạy cho con đều xảy ra trong 1 chuyến đi. Kazakhastan là đất nước giản dị, ít nhà cao tầng, trời xanh, nhà cửa đều màu xanh, cờ cũng màu xanh, thỉnh thoảng giật mình nhận ra màu tulip giữa lúc chuyển mùa sang xuân.

Giữa cái kiểu giản dị đáng yêu ấy là đùng lên lấn cấn về sân bay. Ta nói, đời rất là niềm nở mà coi chừng..chết dở. Trước lúc đi làm visa với agent thì cứ hỏi đi hỏi lại là mày chắc tao vô dc không. Tới nơi thì hóa ra chuyện dễ quá, đóng tiền lấy dấu thôi. Tự trách mình lo lắng hơi quá. Đến ngày về thì bị chặn ngay bàn hải quan. Dặn mấy bạn lỡ có định đi xứ này thì nhớ là đừng nằm quá lâu. Lỡ nằm lâu thì liên hệ để làm police report. Theo luật xứ bạn thì quá 5 ngày là phải có dấu stamp của police không thì bị cầm trong nước không được về. Chắc lý thuyết của họ là lỡ mày phạm tội xứ tao thì ở lại..làm dân tao =)) Túm lại là agent “quên” nhắc, thông thường khách sạn họ nhắc nhở và nhận làm cho khách, khách sạn “lỡ quên”. Hậu quả là tui và ông sếp bị blacklist =_+ Rồi như chưa đủ gay cấn cần thêm miếng hành cọng ngò, lại ra vụ án mấy ngày tiếp theo là lễ…văn phòng nhà nước đóng cửa.

Tui khóc 1 vì nhớ nhà, sếp tui khóc 10 vì lỡ việc! Nhưng ở đời luôn có mấy cánh cửa mở ra mở vô như triết lý này nọ. Sau khi loay hoay với network bạn bè thì sếp tìm ra con đường..đút lót!! 1400usd cho 2 người để bịt mắt giựt tay bọn cửa khẩu. Chiều đúng hẹn ra sân bay, rồi điện thoại, hẹn chỗ khuất nộp tiền, rồi điện thoại kêu rẽ trái rẽ phải, bước tới 5 bước, bước lui vài bước. Tui tưởng tui đang tuồn thuốc phiện hay vũ khí ra biên giới. Tui tưởng tui là “cô gái không có hình xăm” đang làm tay chân cho mafia. Tui tưởng tiêu đời, mà rồi tui qua lọt, đóng dấu cụp cụp. Sếp tui cũng lọt, nhìn nhau bên kia cửa khẩu mà rưng rưng hạnh phúc, chưa bao giờ thấy yêu cái boarding gate đến vậy.

1400usd không biết ai ăn nhiêu. Bởi vậy VN chúng ta không phải tệ nhất nha, AQ một chút.. tui giờ nằm chờ máy bay chuyến tiếp 7hr transit. Tui nhớ nhà.

 

Leave a comment